LEICA PORTRAIT | 10 ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ HENRI CARTIER-BRESSON

1596774282689116709542_10220420798089100_4206232108561201753_o.jpg

Henri Cartier-Bresson, Nhà nhiếp ảnh lẫy lừng của thế kỷ 20, cha đẻ của nhiếp ảnh báo chí hiện đại.

Cùng Leica Vietnam tổng hợp lại "10 điều có thể bạn chưa biết" về nhà nhiếp ảnh đã chứng kiến những sự kiện thay đổi thế giới - Từ nội chiến Tây Ban Nha tới nội chiến Trung Quốc 1948 - đồng thời cũng ghi lại những "khoảnh khắc quyết định" của cuộc sống thường nhật.

1596774281880114181017_10220420800129151_7597283309374497107_n.jpg

1. Vẽ tranh là tình yêu đầu tiên

Sinh năm 1908 tại một ngôi làn ngoại thành Paris, chàng trai trẻ Cartier-Bresson được nuôi dạy để kế thừa công việc kinh doanh vải sợi của gia đình, nhưng nghệ sỹ chớm nở đã có những kế hoạch riêng. Sau ba lần trượt tú tài (kỳ thi tốt nghiệp trung học), bố mẹ của anh chàng 17 tuổi cuối cùng đã cho phép cậu trai đăng ký học vẽ tuần hai buổi với hoạ sỹ người pháp Jean Cottenet và Jacques-Émile Blanche.

Henri CARTIER-BRESSON 12 tuổi. Circa 1920.
© Henri Cartier-Bresson/Magnum Photos

1596774282669116747180_10220420833409983_2667999017897326052_n.jpg

2. Tham gia vào phong trào nghệ thuật tự do Bohemian

Sau khi học trường Cao đẳng Magdelene tại Cambridge từ 1928-1929, Cartier-Bresson chính thức tham gia vào giới nghệ thuật Paris. Thường xuyên tham gia vào các buổi tiệc hoang dã do Harry Crosby (Cháu của J.P Morgan) lôi kéo và có một thiên tình sử 3 năm với Caresse Crosby, vợ của Harry (hihi), tại đây ông kết giao cùng Salvador Dalí and Max Ernst, Marcel Duchamp, Man Ray, và được giới thiệu tới Julien Levy, một "Gallerist" từ New York. Levy đã tài trợ một "Commercial break" đầu tiên cho Cartier-Bresson, để chuẩn bị cho một triển lãm cá nhân của ông năm 1933.

1596774282036116212790_10220420873970997_1982259995174940483_n.jpg

3. Nhiễm sốt rét "Sốt tiểu đen - Blackwater fever" tại Bờ Biển Ngà, tưởng chết.

Năm 20 tuổi, Sau khi thất tình vì bị Caresse Crosby chia tay, Cartier-Bresson trốn đi Châu Phi. Ông sống gần một năm ở Bờ Biển Ngà để thoả thú vui săn bắn. Ông đã đi dọc sông Niger từ Cameroon tới tận Togo.
Thiếu hoạ phẩm đã khơi dậy cảm hứng chụp ảnh những người ông gặp trên đường. Một số nhỏ những bức ảnh đầu tiên này vẫn được lưu lại.
Chuyến phiêu lưu dừng lại khi ông nhiễm Sốt rét đái huyết cầu tố, một biến thể nặng của bệnh sốt rét và được đưa trở lại Pháp chữa trị với thông báo chuẩn bị tang lễ trước cho gia đình.

1596774281923110203883_10220420903131726_4655244226532169938_o.jpg

Ông sống gần một năm ở Bờ Biển Ngà để thoả thú vui săn bắn. Ông đã đi dọc sông Niger từ Cameroon tới tận Togo.

Thiếu hoạ phẩm đã khơi dậy cảm hứng chụp ảnh những người ông gặp trên đường. Một số nhỏ những bức ảnh đầu tiên này vẫn được lưu lại.

1596774282269116425424_10220420944932771_7026891911333051119_n.jpg

Sau khi dành thời gian ở Mexico và Mỹ, Cartier-Bresson làm trợ lý cho nhà làm phim Jean Renoir trong Une partie de campagne (Một ngày ở nông thôn) và La Règle du jeu (Luật chơi). Cũng trong thời gian này ông làm ba bộ phim tài liệu để ủng hộ phe Cộng hoà trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Ông cũng nói, "Hitler đã ở sau lưng chúng ta. Chúng ta đều là phe cánh Tả. Chẳng có gì để xấu hổ cũng chẳng có gì để tự hào"

1596774282133116333410_10220420972173452_1757430923246373397_n.jpg

5. Bị giam 3 năm ở nhà tù phát xít và trốn thoát được ở lần thứ ba vượt ngục

Nóng lòng tham gia mặt trận chống Phát xít, Cartier-Bresson xung phong tham gia đơn vị nhiếp ảnh và quay film tại Metz, Pháp. Ông bị quân Đức bắt ngay sau khi nhập ngũ và bị giam cầm ba năm. Sau hai lần vượt ngục thất bại, cuối cùng ông đã trốn thoát và ở một trang trại gần đó. Từ đó tới khi thế chiến kết thúc, ông làm công việc giải cứu và chụp ảnh lại quãng thời gian nước Pháp bị chiếm đóng bằng chiếc máy ảnh Leica mà ông yêu quý.

American Office of War Information đã đặt hàng Cartier-Bresson làm bộ phim tài liệu về việc giải cứu tù nhân Pháp (La Retour, 1946) (Trở về, 1946), bộ phim là tiêu điểm cho triển lãm cá nhân đầu tiên của ông tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại năm 1947. Bảo tàng đã lên kế hoạch khai mạc như một buổi tưởng niệm, vì lúc đó Cartier-Bresson được cho là đã chết. Nhưng người nghệ sỹ đã sống khoẻ và có mặt tại buổi khai mạc.

Henri CARTIER-BRESSON, đứng, ngoài cùng bên trái, 06/1940.
© Henri Cartier-Bresson/Magnum Photos

1617984329786116707319_10220421036655064_188919766141168331_n.jpeg

6.Bằng một cách nào đó, ông dường như luôn có mặt đúng lúc, đúng thời điểm.

6. Cartier-Bresson luôn đi giữa nghệ thuật và thương mại, các tác phẩm của ông một mặt được trưng bày ở phòng tranh, đồng thời ông làm việc như một nhà nhiếp ảnh báo chí cho Harper's Bazaar và LIFE. Năm 1947, cùng với người bạn thân Robert Capa và một số nhà nhiếp ảnh khác, ông sáng lập Magnum Photos, hợp tác xã nhiếp ảnh cho phép thành viên nắm giữ bản quyền các bức ảnh của mình. Cartier-Bresson dành ba năm đi vòng quanh châu Á và Trung Đông cùng người vợ đầu Carolina Jeanne de Souza-Ijke, một vũ công người Java với nghệ danh Ratna Mohini (Một người phụ nữ đặc biệt, Leica Vietnam sẽ lên bài về bà sau).

1617984468919116710073_10220421108176852_2938512512824132542_n.jpeg

Có được danh tiếng nhờ khả năng "có mặt đúng lúc, đúng chỗ", ông đã chụp lại buổi tang lễ của Mahatma Ghandi - gặp mặt nhà lãnh đạo độc lập Ấn Độ chỉ vài giờ trước khi ông bị ám sát. Cartier-Bresson chụp cả cuộc nội chiến Trung Quốc 1948, sự thất bại của phe Thượng Hải trong cuộc chiến với Những người Cộng Sản 1949 và cả cuộc Chiến tranh dành độc lập Indonesia.

INDIA. Delhi. The cramation of GANDHI. 1948.

INDIA. Delhi.
The cramation of GANDHI. 1948.

1973.jpg

7. Biến sự ngẫu nhiên thành một môn nghệ thuật.

10632.jpg

Để chụp được những bức ảnh ngẫu nhiên, điều làm ông nổi tiếng, Cartier-Bresson đã luôn tìm cách ẩn mình vào bối cảnh càng nhiều càng tốt. Không bao giờ chụp đèn flash, dán băng dính đen che kín chiếc Leica bạc, giảm sự chú ý chiếc máy ảnh ông yêu quý.

1617984643053116011502_10220421317622088_1441927027136098622_n__1_ (1).jpeg

Cuốn sách ảnh nổi tiếng năm 1952 của ông “Images à la sauvette” (những bức ảnh bị đánh cắp) dịch sang tiếng anh là "The Decisive Moment" đã tổng hợp hoàn hảo phong cách nhiếp ảnh của Cartier-Bresson. Bìa cuốn sách ảnh rất đặc biệt, được thiết kế bởi người bạn thân Henri Matisse, nhân vật ông đã chụp năm 1944 - một tác phẩm được trưng bày tại triển lãm cá nhân đầu tiên của ông tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York năm 1947.

1617984733730116338665_10220421416024548_8090616451582417947_n__1_.jpeg

8. Nhà văn Mỹ Truman Capote mô tả ông: "nhảy múa như một con chuồn chuồn bay"

Capote kể lại: "Tôi nhớ một lần theo dõi Bresson trong lúc chụp ảnh trên một con phố ở New Orleans - anh ấy nhảy múa trên vỉa hè như một con chuồn chuồn, ba chiếc máy ảnh Leica đeo cổ gọn gẽ, chiếc thứ 4 ghì chặt vào mắt, bấm-bấm-bấm (chiếc máy ảnh dường như là một phần cơ thể anh ấy), chụp liên tục với một niềm vui ngập tràn cảm xúc, với một sự say mê như lên đồng."

1617984754048116248090_10220421436665064_6496025137963482720_n__1_ (1).jpeg
1617984861578116251586_10220421445065274_7046376943039492776_n.jpeg

9. Từ chức khỏi Magum, hãng ảnh mà ông đồng sáng lập, tiếp tục vẽ tranh.

7857ca7f05285b29283cce191d132e6b.jpg

Cartier-Bresson lập gia đình lần thứ hai năm 1970 với nữ nhiếp ảnh gia đồng nghiệp tại Magnum, Martine Franck và có hai con gái.
Năm 1974, ông rút lui khỏi Magnum, tập trung cho nhiếp ảnh chân dung và phong cảnh. Ông cũng quay trở lại với vẽ tranh, tiếng gọi nghệ thuật đầu tiên của ông.

1617984917401116434017_10220421475746041_2035425136993028747_n.jpeg

10. Di sản hơn nửa triệu tấm phim âm bản

Trong sự nghiệp phi thường của mình, Henri Cartier-Bresson đã chụp tư liệu gần như tất cả các sự kiện lớn của thế kỷ 20. Khi mất năm 2004 ngay sau sinh nhật lần thứ 96, ông để lại di sản hơn nửa triệu tấm phim âm bản được chụp trong vòng 50 năm tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.

Những bức ảnh như Cậu bé phố Mouffetard (1952) đã định nghĩa lại vai trò "fly-on-the-wall photography" (con ruồi trên tường) thể loại nhiếp ảnh chân thực, nhà nhiếp ảnh biến thành vô hình, chụp lại những điều thực sự đang diễn ra. Ông đã tạo cảm hứng cho cả nền nhiếp ảnh thế kỷ 20, với những nhiếp ảnh gia ảnh hưởng phong cách nổi tiếng như Martin Parr.

1617984951757116570732_10220421501346681_7031333754004134697_n.jpeg

Những bức ảnh được yêu thích nhất của ông đều chung một chủ đề giản dị: những bức ảnh đời thường về những con người bình thường trong cuộc sống thường nhật của họ.

Chàng thanh niên Henri Cartier-Bresson với chiếc máy ảnh Leica gắn chặt trên mắt và suốt cuộc đời như "đôi mắt nối dài" của ông.

1617984966003116715482_10220421541507685_3859880786673138128_n.jpeg

Chiếc máy ảnh Leica đầu tiên của Henri Cartier-Bresson. Model: Leica I (Leica Một La Mã)

Previous
Previous

LEICA PORTRAIT | RALPH GIBSON VÀ LEICA M11

Next
Next

LEICA PORTRAIT | SEBASTIÃO SALGADO: THẾ GIỚI QUAN VÀ NHIẾP ẢNH